Với xu thế phát triển, tiêu dùng sản phẩm hữu cơ kết hợp lợi thế của Hiệp định thương mại tự do EVFTA, tiềm năng và cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam ngày càng được mở rộng tại thị trường châu Âu.
Tại Đức, 50% các sản phẩm hữu cơ được bán trong các siêu thị bán lẻ như Edeka, Aldi, Lild, Netto, Rewe…; 32% được bán tại các siêu thị chuyên về sản phẩm hữu cơ như Bio Company, Alnatura, LPG Bio Markt, Denn’s Bio Mark, Basic Bio, Organic Grocery Store… và 18% được tiêu thụ thông qua các kênh bán lẻ khác.
Thị trường châu Âu cơ hội và tiềm năng cho các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Thỏa thuận Paris, Đức muốn hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp nên canh tác hữu cơ là trọng tâm phát triển của nông nghiệp Đức. Chính phủ Đức đưa ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác hữu cơ sẽ chiếm 30% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Với xu thế phát triển, tiêu dùng sản phẩm hữu cơ kết hợp lợi thế của Hiệp định thương mại tự do EVFTA, tiềm năng và cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam ngày càng được mở rộng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa các cơ hội mang lại, nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng, các quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, các yêu cầu về chứng nhận tiêu dùng hữu cơ quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), tính đến năm 2020, quốc gia có thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ (49,5 tỷ euro), tiếp theo là Đức (15 tỷ euro), Pháp (12,7 tỷ euro) và Trung Quốc (10,2 tỷ euro).
Rau quả hữu cơ là nhóm sản phẩm được các nước nhập khẩu lớn nhất, với 1,29 triệu tấn trong năm 2020 (chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm hữu cơ), trong đó nhiều nhất là trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị (65%). Khu vực có diện tích đất hữu cơ lớn nhất là châu Đại Dương (35,9 triệu ha).
Tiếp theo là châu Âu (17,1 triệu ha); châu Mỹ Latin (9,9 triệu ha); châu Á (6,1 triệu ha); Bắc Mỹ (3,7 triệu ha) và châu Phi (2,1 triệu ha). Đến năm 2026, thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu dự báo sẽ đạt 437,36 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 14,0%.
Quốc Tùng.
Nguồn: Tạp chí nông nghiệp hữu cơ Việt Nam